DMCA.com Protection Status

Giằng tường là gì? Tác dụng và cách bố trí hiệu quả

Từ khóa giằng tường có vẻ sẽ khá xa lạ với những người không thuộc ngành xây dựng. Khi xây dựng nhà thì giằng tường sẽ có vai trò gì? Có thật sự cần thiết để áp dụng vào xây nhà hay không? Những câu hỏi này khá là được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Có thể nói để có thể xây dựng được một công trình bền vững và lâu dài thì giằng tường là một điều không thể thiếu. Vậy giằng tường là gì? Hãy cùng N&N Home tìm hiểu giằng tường là gì qua bài viết này nhé!

Xem ngay giá xây nhà trọn gói N&N Home mới nhất 2024

Giằng tường là gì?

Giằng tường là một phần của công trình xây dựng, là lớp bê tông hoặc bê tông cốt thép đảm nhiệm vai trò là liên kết phần đỉnh tường của tầng nhà trước khi bước vào phần đổ bê tông tấm sàn.

Thông thường đối với các công trình dân dụng thì giằng tường sẽ là phần chiếm diện tích khá lớn trong tổng số lượng vật liệu xây nhà (chiếm từ 40%-65%). Cũng vì lí do trên nên khi chọn vật liệu để xây tường nhà thì nên hết sức chú ý. 

Giằng tường là gì

Giằng tường sẽ là thứ để kết nối các bức tường thành hệ thống kết cấu chắn chắn và ổn định. Điều này sẽ tạo được sự bền vững cũng như lâu dài cho công trình. Giằng tường sẽ làm cho phần tường ngang và dọc thành một thể thống nhất, giảm thiểu được khả năng mà góc tường bị rạn nứt.

Hiện tại thì giằng tường còn có thể được dùng để làm móng nhà đối với các công trình nhà cao tầng hoặc có quy mô lớn. Đối với tường hợp này giằng tường sẽ có tác dụng là phân bố đều tải trọng của từng sàn nhà, gia cố độ vững chắc, giảm nguy cơ gặp sự cố cho sàn nhà.

Thông thường đối với các công trình có quy mô lớn, các mảng tường cần được xây rộng và dày thì kiến trúc sư sẽ thiết kế thêm phần lanh tô để tăng độ ổn định.

Đây có thể nói là một bộ phân vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công trình nào để đảm bảo được độ an toàn chống chịu tải trọng căn nhà và khi có chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài thì an toàn của những người sinh sống bên trọng sẽ được bảo đảm.

Nếu công trình mà thiếu đi phần giằng tường thì các lớp tường ở phần đỉnh sàn sẽ phân bố không đều, và nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì phần kết cấu nhà sẽ chịu quá tải trọng từ đó bị biến dạng và gây nứt vỡ rất nguy hiểm. Do đó gia chủ cần đặc biệt lưu ý khi kiến trúc sư và đội thợ xây bắt tay vào việc xây dựng phần này, chất lượng cần được đảm bảo.

giằng tường

Tham khảo: Tường chịu lực là gì?

Tác dụng của giằng tường là gì?

Giằng tường có một số tác dụng chính như sau:

  • Tăng phần chịu lực cho tường và sàn tầng trên
  • Liên kết phần đỉnh tường của tầng nhà trước khi bước vào bước đổ sàn
  • Góp phần hạn chế được một cách tối đa khả năng biến dạng của sàn nhà
  • Tránh được sự xô lệch của các nút chân cột khi ở những điều kiện không thuận lợi
  • Góp phần tăng cường sự bền vừng cũng như là độ cứng của công trình
  • Tăng cường sức chịu của các loại tải trọng ngang khi xây dựng các công trình nhà cao tầng
  • Trong những thiết kế mang tính đặc biệt thì giằng tường cũng có thể góp phần tạo thành giằng móng

Xem thêm: Đà kiềng là gì?

Tiêu chí khi thi công giằng tường là gì?

Giằng tường sẽ là phần mà chiếm đến 40%-65% trong tổng trọng lượng công trình. Đồng nghĩa với điều đó thì nó cũng sẽ chiếm khoản 20%-40% chi phí xây phần thô. Do đó khi xây dựng chủ nhà nên lựa chọn những vật liệu tốt và đảm bảo chất lượng. Ngoài ra còn có một số lưu ý như:

Mức độ chịu lực: điều này bắt buộc phải tương thích với chiều dài tường để nó có thể chịu được phần lực mà nó phải nhận từ toàn bộ tường nhà, trọng lượng sàn tầng phía trên và mái. Phải đảm bảo chống chọi được với những tác động mạng theo phương ngang như bão.

Độ bền và cứng của giằng: chủ đầu tư vần tìm hiểu được hiện tượng tự tương quan giữa phần mác và phần vật liệu chịu tải của nền đất, phần móng, chiều cao, dài, rộng, dày của tường. Cần quan tâm chú ý đến cả kỹ thuật xây dựng, phần làm khối xây nhà và mạch vữa có đảm bảo được chất lượng để đảm bảo sự ổn định của tường nhà. 

Giằng tường là gì

Tùy theo những yêu cầu sử dụng và quy luật thay đổi nhiệt độ khác nhau mà chủ đầu tư chọn vật liệu để xây giằng tường có bề dày phù hợp. Bởi điều này sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ rạn nứt khi gặp thời tiết thay đổi bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm: Cọc khoan nhồi là gì?

Cách bố trí giằng tường hiệu quả nhất

Khi thiết kế và thi công phải chú ý đến cách bố trí một cách phù hợp nhất để có thể phát huy được hết công năng của nó. Phần giằng tường cần được xây dựng đúng kỹ thuật, kỹ lững và chọn vật liệu chất lượng thì mới có thể phát huy được hết khả năng chịu lực.

  • Giằng tường nên được áp dụng theo đúng những công năng của nó trên thực tế, cấu tạo những công trình chi tiết và làm theo bản vẽ thiết kế đã có sẵn.
  • Thông thường giằng tường sẽ được đặt ở khu vực có tường chịu lực để có thể phân bố được tải trọng của sàn, tầng phí trên và toàn bộ căn nhà cao tầng một cách tốt nhất.
  • Nên đặt giằng tường ở những nơi cần tăng được sự cứng cho sàn như ban công hay ô văng
  • Giằng tường nên được đặt ở những nơi có thể bị sụt lún, ngập hay những nơi có tải trọng động cần được gia tăng độ chắc chắn.

Trên đây là tất cả thông tin về giằng tường mà N&N Home muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc được bài viết này bạn sẽ hiểu hơn cũng như là hiểu được tầm quan trọng của giằng tường để có mức đầu tư hợp lý.

Công ty xây dựng N&N Home – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ

Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên

Website: https://trongoixaynha.com/

Form lấy thông tin dưới mỗi bài viết

Tác giả

Jason Huynh

trongoixaynha@gmail.com

Kiến trúc sư Jason Huynh, CEO của công ty xây dựng N&N Home, là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và xây nhà trọn gói. Các công trình thiết kế nhà phố của anh mang đậm dấu ấn kiến trúc đương đại, giúp định hình phong cách sống của gia chủ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
Số Điện Thoại

4 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thị Mỹ Dung

Cuối cùng tôi cũng hiểu giằng tường là gì, bài viết rất tốt.

Thùy Ngân

tôi cần tham khảo giá thiết kế giảng tường này

Hoàng Việt

Bài viết giúp tôi hiểu giằng tường là gì, rất chi tiết. Cảm ơn ad

Thùy Dung

hôm trước mới thắc mắc giằng tường là gì xong nay thấy vừa đúng lúc

Logo

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
THÔNG TIN CƠ BẢN
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Vị trí xây dựng / chi tiết – Quận nội thành trung tâm (7 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
– Quận nội thành (9 quận): gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
– Quận ngoại thành (4 quận và 4 huyện): gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi.
Loại công trình
Mức đầu tư
Diện tích: 0 m2 Đơn giá: 0 vnđ/m2
Diện tích xây dựng: 0 m2
Thông tin chi tiết (Nhà Phố)
Số tầng: Móng: Mái:
Tầng hầm: Hẻm:

    NHẬN DỰ TOÁN CHI TIẾT

    Họ và tên

    Số điện thoại

    Email

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    DMCA.com Protection Status