DMCA.com Protection Status

Quy định khi không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu hiện nay?

Có rất nhiều công trình nhà ở hiện nay đang trong tình trạng không có giấy phép xây dựng. Nhiều chủ đầu tư không biết thực hiện thủ tục xin giấy cấp phép là như thế nào dẫn đến tình trạng bị xử phạt không đáng có. Vậy trường hợp nào nên cần xin giấy phép xây dựng? Nếu không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu? Cùng công ty xây dựng N&N Home tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

Tìm hiểu giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng công trình là một loại giấy tờ văn bản mang tính pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, di dời công trình căn cứ vào Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định.

Không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu

Giấy phép xây dựng sẽ bao gồm những loại giấy phép được quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể là những mẫu văn bản như sau:

– Giấy phép xây dựng mới công trình

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

– Giấy phép di dời công trình.

Các nội dung chủ yếu đối với một mẫu giấy phép xây dựng gồm có:

Căn cứ vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung cơ bản trong một giấy phép xây dựng công trình bao gồm như sau:

  1. Tên công trình thuộc dự án thi công
  2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư dự án
  3. Vị trí, địa điểm thi công xây dựng công trình, tuyến xây dựng công trình đối với những công trình theo tuyến
  4. Loại, cấp công trình cần xây dựng
  5. Cốt xây dựng công trình
  6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
  7. Mật độ xây dựng công trình (nếu có)
  8. Hệ số sử dụng đất đai (nếu có)
  9. Đối với những công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ còn bổ sung nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng các tầng (bao gồm tầng trệt, tầng bên trên, tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa cho toàn bộ công trình.
  10. Thời gian khởi công xây dựng công trình không được vượt quá 12 tháng kể từ thời điểm được cơ quan thẩm quyền cấp phép xây dựng.

giấy phép xây dựng

Tham khảo: Sửa nhà cấp 4 có cần xin giấy phép hay không và cần những thủ tục gì?

Không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu? Tại sao cần phải có giấy phép xây dựng

Trừ một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, tất cả còn lại, khi tiến hành xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư cần phải làm đầy đủ thủ tục xin cấp phép xây dựng. Những lý do bạn phải xin giấy phép xây dựng công trình như sau:

– Tuân thủ pháp luật: giấy phép xây dựng được xem là thủ tục pháp lý mang tính bắt buộc đang có hiệu lực thi hành nếu như không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định.

– Giúp chủ đầu tư đảm bảo được quyền lợi cá nhân, giảm thiểu nhiều rủi ro trong trường hợp có xảy ra tranh chấp hay kiện tụng liên quan đến vấn đề về công trình xây dựng.

– Giấy phép xây dựng giúp chủ đầu tư, cá nhân hay đơn vị tổ chức tiến hành thi công công trình một cách nhanh chóng và thuận lợi dưới sự cho phép của Bộ phận Cơ quan có thẩm quyền.

– Tuân thủ giấy phép xây dựng giúp Cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý và giám sát các công trình xây dựng theo quy hoạch, theo dõi sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đưa ra các giải pháp giúp bảo vệ cảnh quan môi trường và sự phát triển chung của thành phố.

– Nếu đất sử dụng là đất nông nghiệp, cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện xin giấy phép xây dựng theo quy trình.

– Nếu như công trình thi công bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư cố tình bỏ qua sẽ bị xử phạt theo quy định đến từ Cơ quan chức năng và cưỡng chế phá dỡ công trình hiện tại.

Không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu?

Quy định về xử phạt khi xây nhà mà không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu? Dưới đây là 2 trường hợp cụ thể về quy định mức phạt được thể hiện như sau:

Trường hợp 1: Mức phạt khi xây nhà không có giấy phép

Căn cứ vào khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về hành vi  đơn vị tổ chức, cá nhân thi công xây dựng công trình mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.

– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Trường hợp 2: Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hay tái phạm

Vậy không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu? Căn cứ vào Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục tiến hành thì sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Ngoài ra, dựa theo Khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì phạt tiền như sau:

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.

– Phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng khi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Xem ngay: Cách viết đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 chính xác cập nhật mới nhất 2023

Thủ tục xin giấy phép xây dựng bao gồm những gì?

Dựa theo thông tư 15/2016/TT-BXD ban hành ngày 30/6/2016 về hướng dẫn cấp phép xây dựng, trong đó quy định hồ sơ xin giấy phép xây dựng gồm có:

– Mẫu đơn đề nghị cấp phép hoạt động xây dựng (theo mẫu)

– Bản sao các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đai

– Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được phê duyệt

– Đối với những công trình có công trình liền kề phải đảm bảo an toàn. Ngoài ra, đối với công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn bổ sung bản sao hay tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.

Không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu

Thủ tục xin cấp phép xây dựng gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng tại UBND cấp huyện nơi thực hiện công trình.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người nộp bổ sung thêm giấy tờ. Đối với hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất.

Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do. Đồng thời tiến hành báo cáo lên cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và hướng dẫn thực hiện.

Bước 3: Người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo đúng thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đạt điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

(Thời gian kể từ ngày nhận đủ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ xin giấy phép xây dựng trong khoảng 10-15 ngày).

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục xin sửa chữa nhà ở TPHCM cập nhật mới nhất 2023

Trên đây là một số thông tin chia sẻ liên quan đến vấn đề “Không có giấy phép xây dựng phạt bao nhiêu?”. Hy vọng trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thật bổ ích giúp cho việc thi công công trình an toàn và đúng pháp luật.

Form lấy thông tin dưới mỗi bài viết

Tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest

2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Quang Hùng

Nếu chọn gói xây nhà trọn gói thì công ty có xử lý luôn phần giấy phép xây dựng không?.

KTS Trần Ngân - N&N Home

Có bạn nhé. Bạn có thể để lại thông tin liên hệ hoặc có thể gọi trực tiếp hotline 0945170909 – KTS Nguyên để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Logo

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
THÔNG TIN CƠ BẢN
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Vị trí xây dựng / chi tiết – Quận nội thành trung tâm (7 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
– Quận nội thành (9 quận): gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
– Quận ngoại thành (4 quận và 4 huyện): gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi.
Loại công trình
Mức đầu tư
Diện tích: 0 m2 Đơn giá: 0 vnđ/m2
Diện tích xây dựng: 0 m2
Thông tin chi tiết (Nhà Phố)
Số tầng: Móng: Mái:
Tầng hầm: Hẻm:

    NHẬN DỰ TOÁN CHI TIẾT

    Họ và tên

    Số điện thoại

    Email

    DMCA.com Protection Status