Pháp luật nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định liên quan đến hoạt động xây dựng, trong đó có Luật Xây dựng 2014, giúp điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động xây dựng trên lãnh thổ nước ta với mục tiêu đảm bảo xây dựng các công trình bền vững, an toàn, phát huy bản sắc văn hoá, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội. Cùng Xây Dựng Nhanh Nhanh tham khảo điều luật dưới đây nhé!
Khái niệm Luật Xây dựng
Luật xây dựng là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động và quan hệ kinh tế, xã hội, phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra.
Về đối tượng áp dụng
Quan hệ kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh
Diễn ra trên thị trường đầu tư và xây dựng, đó là quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá. Có mối quan hệ đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu vào các quan hệ kinh tế liên quan đến các hoạt động khảo sát, thiết kế, đấu thầu, chọn thầu, mua, bán, quan hệ tài chính,…
Các mối quan hệ này khi được giải quyết sẽ thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể như: các công ty tư vấn, công ty xây dựng, sản xuất vật liệu,…
Quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh
Đây là mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, biểu hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp với xã hội thông qua Nhà nước trong việc sử dụng đóng góp tích lũy ,bảo đảm chất lượng và vệ sinh và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi trường,…
Trong mối quan hệ quản lý nhà nước mà chủ thể của các mối quan hệ có địa vị pháp lý khác nhau thì là cơ quan quản lý và đối tượng bị quản lý. Pháp luật về kinh tế sẽ có sứ mệnh điều chỉnh hành vi sao cho không xâm hại đến lợi ích xã hội và công dân.
Quan hệ nội bộ trong các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động sẽ được tạo lập và vận hành theo nguyên lý khoa học và thường gồm nhiều bộ phận nhỏ như đội sản xuất, công trường…Và các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với từng bộ phận.
Các quan hệ này mang đặc tính trong nội bộ thuộc thẩm quyền riêng của các doanh nghiệp. Chủ yếu bằng các quy định doanh nghiệp với dạng văn bản điều lệ, quy chế.
Phương pháp điều chỉnh
Theo pháp luật kinh tế nói chung và luật xây dựng 2014 nói riêng thì thường phụ thuộc vào các mối quan hệ điều chỉnh trong pháp luật kinh tế. Và được chia thành 2 loại: quan hệ bình đẳng và quan hệ áp đặt.
+ Về phương pháp thỏa thuận trong luật xây dựng: quan hệ bình đẳng là sự hợp tác các mối quan hệ giữa các bên khi tham gia trong quá trình kinh doanh mua bán, vay,.. Thường áp dụng phương pháp thỏa thuận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau. Với phương pháp này, những vấn đề mà các bên tham gia đều được giải quyết bình đẳng, thỏa thuận.
+ Về phương pháp mệnh lệnh của luật xây dựng: quan hệ áp đặt là không bình đẳng giữa mối quan hệ và các bên tham gia vào các hoạt động. Các hoạt động liên quan đến quá trình đầu tư và xây dựng như thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, thuế sử dụng tài nguyên,… Thường áp dụng phương pháp quyền uy để điều chỉnh những mối quan hệ kinh tế phát sinh.
Nguyên tắc cơ bản
Tổ chức, cá nhân khi hoạt động phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Đảm bảo công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá và xã hội.
+ Phải tuân thủ quy định và tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng.
+ Đảm bảo chất lượng, an ninh cũng như tính mạng và tài sản, chống cháy, nổ trong quá trình thi công.
+ Đảm bảo thi công xây dựng đồng bộ trong từng công trình, cơ sở hạ tầng.
+ Đảm bảo có hiệu quả, chống lãng phí, tiết kiệm trong xây dựng.
Các nguồn của Luật Xây dựng
Bao gồm Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Hiến pháp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai 2013, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng năm 2014, Bộ luật Dân sự, Hình sự năm 2015, Luật Quy hoạch 2017, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2020.
Văn bản được áp dụng bao gồm: Nghị định, Quyết định do Chính phủ, các Bộ, Ngành và Địa phương ban hành như sau:
– Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015)
– Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04.2015)
– Chính phủ về quy định chi tiết về quy hoạch xây dựng (theo Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015)
– ….
Các chế định Luật Xây dựng
Gồm 10 chương, 168 điều về quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng. Luật được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. ao Bồm 7 nhóm:
– Một số vấn đề về quy hoạch trong xây dựng
– Nhóm các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư trong xây dựng
– Quy định khảo sát trong thiết kế và hoạt động xây dựng
– Giấy phép xây dựng
– Các vấn đề và chi phí
– Điều kiện năng lực
– Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư thi công xây dựng.
Trên đây là một số văn bản quy định liên quan đến hoạt động của Luật Xây dựng 2014, Xây Dựng Nhanh Nhanh hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có nhiều kiến thức cũng như điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động xây dựng trên lãnh thổ nước ta đảm bảo công trình xây dựng.
Công Ty TNHH Xây Dựng Nhanh Nhanh – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/
Cho tôi hỏi so với luật hiện tại thì luật này đã có sự thay đổi gì không?