Trong một lĩnh vực xây dựng thì có lẽ từ móng cọc đã không còn là điều quá xa lạ với các kỹ sư hay kiến trúc sư. Trong các công trình xây dựng thì móng cọc cũng thường là một sự lựa chọn được sử dụng nhiều đặc biệt là đối với nền đất yếu. Đây được xem là một thứ giúp tăng độ bền cũng như là giúp công trình xây dựng được kiên cố hơn. Vậy móng cọc là gì? Cấu tạo của móng cọc là gì? Sau đây, hãy cùng Xây Dựng Nhanh Nhanh tìm hiểu về móng cọc qua bài viết này nhé.
Móng cọc là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là móng cọc là một loại móng được dùng rất phổ biến và thông dụng trong các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Để nhận biết loại móng này thì rất dễ dàng vì móng này chỉ có 2 bộ phận đơn giản là đài móng và cọc. Loại móng này có nhiệm vụ chính là nơi trung gian để truyền tải trọng của công trình phía trên cho nền đất phía dưới móng.
Đặc biệt, nền đất ở Việt Nam phần lớn là sẽ đất rất yếu nên thông thường các công trình xây dựng đều cần gia cố vững chắc. Và một trong số những biện pháp được ưa chuộng đó chính là đóng cừ tràm. Khi việc này kết hợp với việc làm móng cọc thì nền móng của công trình sẽ được gia cố chịu được tải trọng lớn hơn, đảm bảo được an toàn cho công trình.
Móng cọc thường được dùng trong cách công trình có quy mô nhỏ. Đây là loại móng có hình trụ dài và dùng các loại vật liệu là bê tông và cọc cừ tràm đẩy xuống nền đất, những thứ này sẽ đóng vai trò như một sự trợ giúp để giữ ổn định cho phần kết cấu được xây phía trên nó.
Móng cọc có những loại nào?
Hiện tại thì móng cọc có 2 loại chính:
Móng đài thấp: đối với loại móng này thì đài cọc sẽ nằm dưới đất, nó sẽ được đặt sao cho phần lực ngang của móng được cân bằng với áp lực đất theo độ sâu đặt móng ít nhất. Có thể chịu được hoàn toàn lực nén.
Móng đài cao: đây là loại móng mà có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, phần độ sâu của móng sẽ nhỏ hơn chiều cao của cọc. Nó sẽ chịu được tải trọng uốn nén.
Móng cọc là gì? Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc
Tùy thuộc vào đia hình thi công mà đội thi công có thể chọn được loại cọc phù hợp. Đây là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần xem xét. Loại cọc phải phù hợp với kết cấu công trình, có khả năng chịu được sụt lún và chịu lực tốt. Cần xem xét một cách thận trọng kết cấu của ngôi nhà, quan hệ giữa các tầng, độ cứng và tải trọng.
Chủ đầu tư cũng cần phải phân tích kỹ phương diện kinh tế kỹ thuật với mọi phương án thiết kế. Không nên chỉ nhìn về khả năng chịu lực hay giá thành mà quên đi những lợi ích kinh tế cho công trình.
Cấu tạo của móng cọc là gì?
Cấu tạo đài cọc
Chiều sâu khi chôn cọc trong cách đài bắt buộc phải lớn hơn 2D và không được phép lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên.
Đài cọc còn có một chức năng nữa là để có thể liên kết được các cọc với nhau
Khoảng các e giữa các cọc là 3D, còn đối với loại cọc xiên là 1.5D…
Cấu tạo của móng cọc
- Cọc thẻ
- Cọc hỗn hợp
- Cọc gỗ
- Cọc bê tông cốt thép
Khi nào nên dùng móng cọc
Đối với bất kỳ một công trình nào thì khi xây dựng chủ đầu tư cũng nên lựa chọn loại móng phù hợp để có thể đảm bảo được tính an toàn cũng như sự phù hợp cho công trình. Đây là một vài tình huống mà bạn có thể dùng móng cọc:
- Khu vực đất có mực nước ngầm cao
- Tải trọng công trình nặng không thống nhất cấu trúc từ thượng tầng
- Nền đất mang tính động cho vị trí gần biển hoặc lòng sông
- Chiều sâu không thể đạt được như mong muốn do không đất kém không đủ điều kiện để đào sâu
- Công trình nằm gần hệ thông thoát nước hoặc các kênh rạch,..
Cách tính móng cọc sơ bộ
Việc tính toán móng cọc là một trong những bài toán chính để cho việc thiết kế và tính toán xây dựng. Những phần tính toán bao gồm:
- Tính khả năng chịu tải trọng của các loại cọc đơn và nhóm cọc
- Tính toán phần kết cấu móng
- Tính toán độ lún của móng cọc và cọc đơn
Tính toán và phân tích nội lức trong móng cọc dựa trên phần sơ đồ kết cấu cứng.
Trình tự khi thi công móng cọc ép
- Đầu tiên cần phải chuẩn bị được mặt bằng thi công
- Tiến hành thi công ép cọc xuống nền
- Thi công phần ép âm cọc
- Kiểm định các yêu cầu kỹ thuật đã được coi là đạt chuẩn
Biện pháp thi công móng cọc
Bước 1: khảo sát và thi công đóng cọc
Bước 2: tiến hành đào hố xung quanh móng
Bước 3: làm phằng phần mặt bằng dưới đáy móng
Bước 4: dùng đá hoặc bê tông để lót móng
Bước 5: kiểm tra phần cao độ khi lót móng
Bước 6: tiến hành cắt đầu cọc và đổ bê tông
Bước 7: đổ bê tông lót
Trên đây là tất cả thông tin về móng cọc mà đội ngũ Xây Dựng Nhanh Nhanh muốn gửi đến bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn có thể tìm được nhiều thông tin hữu ích cho mình. Đồng thời cũng có hiểu biết sâu hơn về móng cọc từ đó lựa chọn được kiểu móng phù hợp cho công trình của mình.
Công Ty TNHH Xây Dựng Nhanh Nhanh – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/
đọc mới hiểu móng cọc là gì