DMCA.com Protection Status

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng rau hữu cơ năng suất cao

Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, con người có xu hướng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề về thực phẩm. Rau hữu cơ được biết đến là một trong những thực phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, mô hình trồng rau hữu cơ còn mang đến hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Hiện nay, mô hình nhà lưới trồng rau hữu cơ là mô hình phổ biến, được nhiều người áp dụng. Vậy khi thi công nhà lưới trồng rau sạch chúng ta nên bắt đầu từ đâu, lựa chọn vật liệu như thế nào? Hãy để công ty xây dựng N&N Home giúp bạn trả lời câu hỏi thông qua bài viết dưới đây nhé!

làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Tham khảo: Chi phí làm nhà lưới 1000m2

Kỹ thuật làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Khi làm nhà lưới trồng rau hữu cơ, chúng ta cần phải đảm được các yếu tố về thiết kế, vật liệu cũng như những yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo nhà lưới có thể sử dụng lâu dài.

Kỹ thuật làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Thiết kế nhà lưới trồng rau hữu cơ

Lựa chọn phần mái: Mái nhà lưới có khá nhiều kiểu khác nhau như mái bằng, mái nghiêng hai bên, mái vòm… Mỗi loại mái sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể sử dụng loại mái phù hợp. Tuy nhiên, khi xét về độ phổ biến cũng như được ưa chuộng thì có thể kể đến mái bằng. Kiểu mái này có ưu điểm thi công tiện lợi, không tốn nhiều công sức cũng như chi phí.

làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Nhà lưới mái bằng dễ thi công, tiết kiệm chi phí cũng như công sức

Vật liệu làm khung nhà lưới: Khung sườn nhà lưới cần phải đảm bảo được độ chắc chắn nhằm đảm bảo được khả năng chống chịu trước mưa bão, gió lớn. Hiện nay, khi làm khung nhà lưới, người ta thường sử dụng bê tông hoặc ống thép không gỉ để làm trụ. Ngoài ra, ở một số nơi người ta còn sử dụng gỗ để làm khung nhà lưới.

Vật liệu làm khung nhà lưới

Chiều cao nhà lưới: Chiều cao sẽ phụ thuộc khá nhiều ở nơi bạn thi công nhà lưới. Nói một cách khác, gió sẽ là thứ quyết định đến chiều cao của nhà lưới. Nếu nơi bạn làm nhà lưới thường có gió lớn, gió giật như gần biển thì nên thiết kế nhà lưới có chiều cao từ 2,5m – 3m. Trong khi đó, những vùng ít gió nên làm nhà lưới có chiều cao từ 3m – 4m để tạo độ thông thoáng.

làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Chiều cao nhà lưới sẽ phụ thuộc vào tốc độ gió của từng địa phương

Tham khảo: Cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản và hiệu quả

Sử dụng lưới chắn phù hợp

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại lưới chắn khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có những tính năng và vị trí sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Lưới 16 mesh hoặc 18 mesh (khoảng 40 – 45 ô/cm) thường được sử dụng cho phần mái. Vì khu vực này rất ít côn trùng sinh sống.
  • Lưới 20 mesh hoặc 24 mesh (khoảng 50 – 60 ô/cm) thường được sử dụng để bao phủ xung quanh nhà lưới. Vì khu vực này gần mặt đất, thường có côn trùng nhỏ sinh sống nên cần phải sử dụng loại lưới có mật độ cao hơn.

Tùy vào vị trí phủ mà sử dụng loại lưới phù hợp

Chất lượng lưới phủ: Bên cạnh yếu tố về mật độ, lưới phủ còn được phân chia theo chất lượng dựa trên màu sắc. Hiện nay, loại lưới tốt nhất trên thị trường đó là lưới trắng, loại lưới này có độ bền cao. Bên cạnh đó còn có các loại lưới đen, lưới xanh…

Chất lượng lưới phủ sẽ được phân chia theo màu sắc

Dựng khung nhà lưới

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu làm nhà lưới trồng rau, chúng ta sẽ tiến hành dựng khung và phủ lưới. Trong quá trình dựng khung, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khoảng cách tốt nhất giữa các trụ nên từ 3m – 5m. Khoảng cách càng ngắn, mật độ trụ càng cao thì khung nhà lưới càng chắc chắn.
  • Sử dụng kẽm từ 3 – 5 ly để liên kết các trụ lại với nhau, tạo sự chắc chắn cho nhà lưới.
  • Trước khi phủ lưới, bạn cần bọc các đầu trụ lại bằng vải hoặc bao nilon. Điều này sẽ giúp lưới không bị rách trong quá trình phủ, đồng thời công việc cũng diễn ra thuận tiện hơn.
  • Sau khi hoàn tất quá trình dựng khung, phủ lưới; bạn mới tiến hành lắp đặt hệ thống tưới, máng thoát nước, hệ thống làm mát…

Khung nhà lưới cần phải đảm bảo được độ chắc chắn

Chuẩn bị đất trồng

Đất là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mô hình nhà lưới trồng rau hữu cơ. Trong quá trình làm đất, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Loại bỏ cỏ dại, xới đất thật kỹ để đất được tơi xốp;
  • Rải vôi bột cho đất để khử chua, xử lý mầm bệnh và sâu bệnh có trong đất;
  • Sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân xanh… để bón lót cho đất;
  • Sau khi bón phân, bạn cần ủ đất từ 10 -15 ngày rồi mới tiến hành gieo hạt;
  • Luống trồng rau có chiều cao thích hợp từ 15cm – 25cm, rộng khoảng 50cm – 70cm, khoảng cách giữa các luống từ 10cm – 15cm để làm rãnh thoát nước.

Cần xới đất thật kỹ để đất được tơi xốp

Ưu nhược điểm của mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới

Ưu điểm của mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà lưới

  • Rau trồng trong nhà lưới được bảo vệ trước các tác nhân gây hại từ môi trường như thời tiết, côn trùng.
  • Vì nhà lưới có thể hạn chế côn trùng nên người nông dân sẽ giảm thiểu tối đa các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…
  • Rau trồng trong nhà lưới có điều kiện phát triển tốt, mùa vụ quanh năm. 
  • Đồng thời, hệ thống tưới tự động trong nhà lưới giúp giảm thiểu tối đa chi phí nhân công.
  • Rau hữu cơ rất được ưa chuộng trên thị trường nên bạn không phải quá lo lắng về đầu ra.
  • Ngoài ra, trồng rau sạch công nghệ cao cho lợi nhuận cao hơn so với phương pháp trồng rau truyền thống.

Nhà lưới có thể bảo vệ rau trước những mưa bão, gió lớn cũng như côn trùng có hại

Nhược điểm của mô hình nhà lưới trồng rau hữu cơ

  • Chi phí đầu tư ban đầu của nhà lưới khá cao. Tuy nhiên, nếu đầu ra đảm bảo thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng về trường hợp này.
  • Vào mùa nóng, nhiệt độ bên trong nhà lưới sẽ cao hơn so với nhiệt độ bên ngoài, ảnh hưởng đến sự phát triển của rau. Chính vì thế bạn nên lắp đặt hệ thống thông gió để giải quyết vấn đề này. 

làm nhà lưới trồng rau hữu cơ

Chi phí đầu tư ban đầu khá cao nên nhiều nông dân lo ngại khi làm nhà lưới

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng

Những lưu ý khi xây nhà lưới trồng rau

Khi xây nhà lưới trồng rau thì cách hiệu quả nhất là nên xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn nhà lưới hiện nay. Bạn có thể chọn những loại lưới có phần mắc nhỏ để hạn chế được côn trùng sâu bệnh và đồng thời làm giảm ảnh hưởng của thời tiết xuống mức thấp nhất.

Bạn cần đảm bảo được rằng những tấm lưới phủ phải được lắp một cách thật chắc chắn không bị hư hỏng hay xô lệch. Mật độ trồng rau cũng nên phân bố một cách hợp lý để đảm bảo được điều kiện ánh sáng cho tất cả loại rau trồng.

Tùy theo nhu cầu cũng như là điều kiện mà bạn có thể chọn giữa nhà lưới dạng kín hay dạng hở. Nếu bạn có một ngân sách khá hẹp, loại rau bạn chọn cũng là loại không dễ bị hư hỏng hay ảnh hưởng của thời tiết thì có thể chọn dạng nhà lưới hở. Còn ngược lại, nếu diện tích không quá lớn, mà các loại rau trồng dễ bị hư hỏng thì chọn dạng nhà lưới kín.

Nhà lưới trồng rau hữu cơ dạng kín
Nhà lưới trồng rau hữu cơ

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm về cách làm nhà lưới trồng rau hữu cơ mà N&N Home muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay đang có dự định đầu tư nhà lưới trồng rau, hãy liên hệ ngay với N&N Home để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Form lấy thông tin dưới mỗi bài viết

Tác giả

Jason Huynh

trongoixaynha@gmail.com

Kiến trúc sư Jason Huynh, CEO của công ty xây dựng N&N Home, là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và xây nhà trọn gói. Các công trình thiết kế nhà phố của anh mang đậm dấu ấn kiến trúc đương đại, giúp định hình phong cách sống của gia chủ.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
Số Điện Thoại

18 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Ngọc Anh

cho tôi biết thêm thông tin về chi phí cho một nhà lưới trồng rau hữu cơ 200m2 được không? tôi cần tư vấn

KTS Kim Ngân - N&N Home

Quý khách liên hệ hotline 0945170909 – KTS Nguyên hoặc để lại thông tin liên lạc, chúng tôi sẽ tư vấn và gửi thêm mẫu tham khảo nhé.

Nguyễn Ngọc Nga

Công ty có xây nhà lưới trồng rau tại Sóc Trăng không ?

KTS Trần Ngân - N&N Home

N&N Home có nhận thi công nhà lưới tại Sóc Trăng bạn nhé.
Bạn để lại thông tin liên hệ hoặc gọi trực tiếp 0945170909 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Huu Hung

Tôi cần tư vấn xây nhà lưới ở Đà lạt

KTS Trần Ngân - N&N Home

Bạn để lại thông tin liên hệ hoặc gọi trực tiếp 0945170909 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chi tiết nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và chúc bạn sức khỏe!

Đức Hòa

Tôi có mảnh đất 500m2 muốn xây dựng nhà lưới trồng rau ở An Giang, công ty có nhận thi công không?

KTS Trần Ngân - N&N Home

N&N Home có nhận thi công ở An Giang bạn nhé.
Bạn để lại thông tin liên hệ hoặc gọi trực tiếp 0945170909 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nguyễn Trường Phong

Tôi cần tư vấn nhà lưới trồng rau hữu cơ. Tư vấn giúp tôi nhé

KTS Trần Ngân - N&N Home

Cảm ơn quý khách đã quan tâm, quý khách để lại thông tin hoặc liên hệ ngay 0945170909 để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Cloud Trần

Bài viết rất bổ ích, tôi muốn xây một nhà lưới trồng rau hữu cơ ở Huế

KTS Trần Ngân - N&N Home

Cảm ơn quý khách đã quan tâm, quý khách để lại thông tin hoặc liên hệ ngay 0945170909 để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Thùy Ngânn

mình xin chi phí xây dựng nhà lưới trồng rau hữu cơ với

Lần cuối chỉnh sửa 9 tháng trước bởi Thùy Ngânn
KTS Trần Ngân - N&N Home

Cảm ơn quý khách đã quan tâm, quý khách để lại thông tin hoặc liên hệ ngay 0945170909 để được tư vấn nhanh nhất nhé.

Hương Thảo

Em muốn xây nhà lưới trồng rau hữu cơ ở Lâm Đồng ạ. Tư vấn cho em

KTS Trần Ngân - N&N Home

Chào Hương Thảo, cảm ơn bạn đã quan tâm. Bạn vui lòng liên hệ ngay sđt 0945170909 để được tư vấn nhanh và chi tiết nhất nhé!

Mộng Cầm

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng rau hữu cơ này hữu ích quá

KTS Trần Ngân - N&N Home

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ của N&N Home. Bạn để lại thông tin liên hệ hoặc gọi vào 0945170909 để được KTS tư vấn một cách chi tiết nhất nhé.

Logo

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
THÔNG TIN CƠ BẢN
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Vị trí xây dựng / chi tiết – Quận nội thành trung tâm (7 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
– Quận nội thành (9 quận): gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
– Quận ngoại thành (4 quận và 4 huyện): gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi.
Loại công trình
Mức đầu tư
Diện tích: 0 m2 Đơn giá: 0 vnđ/m2
Diện tích xây dựng: 0 m2
Thông tin chi tiết (Nhà Phố)
Số tầng: Móng: Mái:
Tầng hầm: Hẻm:

    NHẬN DỰ TOÁN CHI TIẾT

    Họ và tên

    Số điện thoại

    Email

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    DMCA.com Protection Status