Một trong những giai đoạn đầu tiên cũng là quan nhất trong quá trình xây nhà trọn gói là đặt móng nhà. Nếu móng nhà được đặt không chắc chắn có thể xảy ra tình trạng lún, nứt, thậm chí là sập nhà. Vì thế, việc tìm hiểu về loại móng phù hợp cho ngôi nhà của mình rất cần thiết không chỉ đối với việc tính toán kinh phí mà còn đảm bảo cho ngôi nhà mình được hoàn thiện. Biết được nhu cầu đó của bạn, bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức bạn cần. Ở đây Xây Dựng Nhanh Nhanh sẽ giúp bạn phân biệt 3 loại móng nhà chính là MÓNG CỌC, MÓNG BĂNG và MÓNG BÈ
Đầu tiên, chúng ta cần biết móng nhà là gì. Để định nghĩa, móng là một kết cấu xây dựng nằm dưới cùng của công trình, mang nhiệm vụ nâng đỡ, chịu sức ép từ các tầng. Còn nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng, chịu toàn bộ tải trọng của công trình.
MÓNG CỌC
Là một loại móng được sử dụng rất phổ biến, móng cọc thường dành cho các loại đất yếu, phù hợp với đặc tính hầu hết nền đất ở Việt Nam và hơn hết là chi phí không cao. Loại móng nhà này chỉ có hai bộ phận nên rất dễ để nhận biết: đài móng và cọc.
Bản vẽ móng cọc
Ưu điểm của móng cọc:
- Móng cọc cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông khoảng 30-40%.
- Giá thành rẻ so với các loại móng nhà khác
- Móng cọc có tuổi thọ cũng như độ tin cậy cao đối với công trình
Nhược điểm của móng cọc
- Chiều sâu thi công trung bình của móng cọc chỉ khoảng từ 10-60m.
- Tiết diện trung bình từ 20×20 đến 45×45 cho cọc vuông và cọc tròn là d25-d70.
- Sử dụng cho công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình. Thường từ 40T-400T/cọc.
Mời bạn tham khảo bài viết: XÂY NHÀ ÉP CỌC BÊ TÔNG – XU HƯỚNG XÂY NHÀ DÂN DỤNG MỚI
MÓNG BĂNG
Móng băng là một loại móng dải dài, có thể là độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Dù dễ thi công, nhưng móng băng cần phải đặt trên một nền đất ổn định. Đặc biệt đối với các công trình có tầng hầm như gara hay kho chứa đồ thì loại móng nhà này còn giúp chắn đất, tạo đường hầm.
Bản vẽ móng băng
Chính vì thế, loại móng nhà này phù hợp để xây dựng các nhà phố, biệt thự phố tầm trung, tức là từ 3 tầng lầu trở lên. Có ba loại móng bang tính theo độ cứng: móng cứng, móng mềm và móng hỗn hợp/kết hợp. Khi chiều sâu đặt móng lớn thì nên sử dụng móng mềm, nược lại, nếu nông thì nê sử dụng các loại móng bê tông cốt thép. Còn xét theo phương vị, thì chúng ta sẽ có hai loại như sau:
- Móng 1 phương: được dùng theo một chiều duy nhất là chiều ngang của căn nhà, các móng sẽ được xếp song song với khoảng cách tùy thuộc vào diện tích thi công.
- Móng 2 phương: các móng được thiết kế vuông góc với nhau và giao nhau tạo thành hình ô bàn cờ.
Ưu điểm của móng băng:
- Móng băng giúp hạn chế được hiện tượng lún giữa các cột
- Truyền tải trọng lực của công trình xuống nền đất được đều hơn
- Móng băng dễ thi công, tiết kiệm chi phí
- Móng băng có thể sử dụng ở những nơi có địa chất xấu.
Nhược điểm của móng băng
- Không thi công được ở những nơi có nền đất yếu, nhiều bùn
- Tính ổn định, chống trượt và chống lật của móng băng chỉ ở mức tương đối vì thuộc hệ móng nông.
MÓNG BÈ
Là một loại móng nông khác, móng bè còn được gọi là móng toàn diện. Khác với móng băng, móng bè là loại móng nhà thường được sử dụng ở những nền đất không ổn định, nền kháng yếu hay công trình thi công có kết cấu bên dưới là tầng hầm, bể nước hay hồ bơi,…
Ưu điểm của móng bè:
- Sử dụng được cho các ngôi nhà nhỏ, từ nha cấp 4 đến nhà 2, 3 tầng vì dễ dàng thi cogn6, tiết kiệm chi phí.
- Rất phổ biến cho những cộng trình xây dựng có kết cấu tầng hầm, bể chứa, kho hay hồ bơi
- Ở những nơi có mật độ xây dựng thấp, xây móng bè sẽ chịu ít tác động từ các công trình lân cận.
Nhược điểm của móng bè:
- Không phải địa hình nào, đất nào cũng sử dụng được móng bè
- Vì móng bè là loại móng nông nên có thể xảy ra một số vấn đề về ổn định do sự thoát nước ngầm hay động đất.
- Các lỗ khoan của móng bè có thể khiến lớp địa chất phía dưới bị thay đổi, dẫn đến móng lún, không đều, gây ra hiện tượng nứt, giảm tuổi thọ của công trình.
SỰ KHÁC NHAU VỀ CHI PHÍ GIỮA CÁC LOẠI MÓNG NHÀ
Tùy vào ngôi nhà của bạn sử dụng loại móng nào, chúng tôi cung cấp cho bạn bảng hệ số tính diện tích móng theo từng loại như sau:
Phần móng công trình thi công móng băng | 50% diện tích tầng trệt |
Phần móng công trình thi công móng cọc | 30% diện tích tầng trệt |
Phần móng công trình thi công móng bè | 100% diện tích tầng trệt |
Vì đơn giá xây móng phụ thuộc vào đơn giá thi công phần thô/m2 nhân với diện tích thi công nên từ bảng trên ta có thể ươc tính rằng móng cọc sẽ rẻ nhất trong ba loại móng vì chỉ chiếm 30% diện tích tầng trệt, rồi tiếp đến là móng bằng và cuối cùng móng bè chiếm cả 100% diện tích tầng trệt nên sẽ đắt nhất.
Một lưu ý bạn cần để tâm rằng khi chọn móng, bạn phải có sự tư vấn của nhà thầu về tính chất của đất nền và quy mô xây dựng (số tầng) để tính toán khả năng chịu lực của công trình, rồi từ đó mới chọn được loại móng phù hợp cho công trình mà bạn muốn xây.
Theo dõi chúng tôi trên Facebook: https://www.facebook.com/nhathaugiare
————————————————————————–
- Xây Dựng Nhanh Nhanh Design & Construction – Đồng hành xây dựng tổ ấm
- Địa chỉ: 15 KDC Vườn Cau, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức
- Mail: trongoixaynha@gmail.com
Cảm ơn N&N home mình đã biết cách phân biệt các loại móng nhà
Giờ biết cách phân biệt các loại móng nhà rồiii