Các quy chuẩn thiết kế nhà ở là điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải tìm hiểu, không thể bỏ qua khi bạn muốn lên ý tưởng thiết kế và xây dựng ngôi nhà lý tưởng, tổ ấm mơ ước của chính mình. Hãy cùng Xây Dựng Nhanh Nhanh tìm hiểu các quy chuẩn thiết kế nhà ở cần thiết được quy định tại Bộ Xây Dựng Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!
Quy chuẩn thiết kế nhà rất quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng
Những quy định chung trong quy chuẩn thiết kế nhà ở
Thiết kế nhà ở cần phải đảm bảo độ bền, an toàn, tiện nghi sử dụng của các thành viên trong gia đình và phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, khí hậu.
Thiết kế nhà cần tuân theo các quy chuẩn và nhu cầu của gia chủ
Mặt ngoài công trình nhà ở không được sử dụng các vật liệu hay màu sắc làm ảnh hưởng thị giác, sức khoẻ của con người.
Thiết kế mặt ngoài của ngôi nhà không được sử dụng các nguyên vật liệu hay màu sắc gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung và sức khỏe người khác
Chiều cao thông thuỷ của tầng kỹ thuật không được thấp hơn 1,6m và phải được thông trức tiếp ra bênn ngoài bằng cửa hoặc lỗ qua tường có nắp không nhỏ hơn 0,6m x 0,6m.
Thiết kế khu vực lắp điều hoà, phơi quần áo cần đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến mặt đứng của công trình.
Quy chuẩn thiết kế phải đảm bảo an toàn, độ bền và công năng sử dụng
Quy chuẩn thiết kế nhà ở về khu đất xây dựng
Gia chủ và đơn vị thiết kế, thi công cần phải tuân thủ theo các quy chuẩn thiết kế nhà ở, tuân theo các quy kế hoạch quy hoạch và thiết kế đô thị đã được quy định theo QCVN 03:2012/BXD.
Vị trí khu đất được chọn để thiết kế, xây dựng nhà ở phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tin và truyền thông,…
Quy chuẩn cơ bản về thiết kế nhà ở
Mức sàn của lối vào nhà phải cao hơn mức của lề lối vào và ít nhất phải là 0,15 m.
– Phòng phải ở tầng trên. Nếu nhà xây gần chỉ giới đường đỏ thì cốt nền phòng ở cao hơn cốt vỉa hè ít nhất 0,5 m.
– Chiều cao của phòng phụ ít nhất là 2,4 m.
– Chiều cao tầng kỹ thuật được xác định cho từng trường hợp riêng tùy thuộc vào loại thiết bị, hệ thống đặt trên tầng kỹ thuật có tính đến điều kiện khai thác và sử dụng.
– Chiều sâu thông thủy của phòng khách theo hướng nắng chiếu trực tiếp (ánh sáng tới) không quá 6,0 m và không quá hai lần chiều rộng của phòng.
– Khu tắm, giặt, giặt, vệ sinh ở các tầng trên không được đặt phía trên khu vực bếp, kho, nấu nướng ở các tầng dưới.
– Số bậc của cầu thang hoặc bậc chuyển tiếp phải nằm trong khoảng từ 3 đến 18.
Quy chuẩn thiết kế về hệ thống kỹ thuật
Quy chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước cần được thiết kế tuân theo các yêu cầu trong TCVN 4474 và 4513 và phải phù hợp với Quy hoạch xây dựng của các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp.
Hệ thống cấp thoát nước trong thiết kế nhà ở phải tuân theo các quy chuẩn thiết kế
Mạng lưới phân phối các đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa để việc quản lý, kiểm tra và sửa chữa khi cần trở nên thuận tiện hơn.
Quy chuẩn thiết kế hệ thống ánh sáng
Ánh sáng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng hàng của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, trong thiết kế nhà ở, cần đáp ứng được các quy chuẩn thiết kế về hệ thống ánh sáng trong nhà ở.
Các văn bản quy định rõ ràng được ban hành bởi:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2012
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD
- Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002
Quy chuẩn thiết kế nhà nên có mật độ công suất,màu sắc phù hợp với diện tích, không gian, thiết kế nhà và nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Quy chuẩn thiết kế hệ thống ánh sáng trong nhà cần đảm bảo tính thẩm mỹ và nhu cầu, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình
Bên cạnh đó, trong thiết kế hệ thống ánh sáng nên tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, vừa tốt cho sức khoẻ vừa giúp cho gia chủ giảm tối đa nguồn năng lượng điện sử dụng cho hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà.
Quy chuẩn thiết kế về hệ thống điện, chống sét
TCVN 9206 : 2012 do Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.
Hệ thống mạng lưới điện trong nhà cần đảm bảo công năng, nhu cầu sử dụng và tính an toàn, phòng tránh những rủi ro tiềm ẩn về điện.
Hệ thống điện phải tuân theo quy chuẩn thiết kế để đảm bảo an toàn
Chống sét là một hạng mục quan trọng và cần thiết trong các công trình xây dựng để ngăn ngừa những tổn thất, thiệt hại đáng tiếc về con người và tài sản do bị sét đánh có thể xảy ra.
Hệ thống chống sét trong thiết kế nhà ở
Theo đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385-2012 là tiêu chuẩn về chống sét cho công trình xây dựng.
Vì sao khi thiết kế nhà ở cần phải tuân theo các quy chuẩn?
Thiết kế nhà ở cần tuân theo các quy chuẩn
- Đảm bảo kết cấu chắc chắn, an toàn và độ bền cao
- Đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà
- Đảm bảo sử dụng vốn đầu tư xây dựng, đất đai và nguyên vật liệu
- Đảm bảo công năng sử dụng trong tương lai
Quy chuẩn thiết kế nhà ở giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho ngôi nhà
Công Ty TNHH Xây Dựng Nhanh Nhanh – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/