DMCA.com Protection Status

Tường chịu lực là gì? Phân loại – Ưu và nhược điểm

Tường chịu lực đã là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành xây dựng. Tuy nhiên đối với những người không thuộc ngành xây dựng thì nó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa hiểu rõ lắm về khái niệm này. Ở Việt Nam thì đa số những ngôi nhà sẽ dùng hệ đà, dầm cột làm kết cấu chịu lực. Vậy tường chịu lực là gì? Và tại sao phải dùng tường chịu lực? Sau đây, bạn hãy cùng N&N Home tìm hiểu xem tường chịu lực là gì cũng như những ưu và nhược điểm của nó nhé.

Tường chịu lực là gì

Tường chịu lực là gì? 

Tên tiếng anh của tường chịu lực là Load-bearing wall. Đây được xem là một bộ phận rất quan trọng với vai trò là có thể chịu được tải trọng của lực. Dễ hiểu hơn là tường chịu lực ngoài chịu tải trọng của chính nó thì nó sẽ còn chịu thêm phần tải trọng của các bộ phận khác của ngôi nhà. 

Thông thường thì tượng chịu lực sẽ làm từ vật liệu là gạch đất sét nung. Tuy nhiên cũng có thể thay thế bằng những vật liệu khác có tính chất tương tự hoặc có thể là tốt hơn. Tường chịu lực phải có độ dày ít nhất làm 200mm là gạch sử dụng để làm tường chịu lực phải có độ nén lớn hơn 50kg/cm2.

Tường chịu lực thường hay được dùng cho những ngôi nhà ít hơn 5 tầng, với chiều dài < 6m và chiều rộng phải < 4m do sức chịu lực của tường chịu lực bé hơn khung chịu lực. Đối với các công trình nhà cao tầng, độ dày của tường sẽ được xây giảm dần từ dưới lên trên. Tầng trệt của tường chịu lực sẽ có đọ dày là 20cm, còn phía trên cùng sẽ có độ dày khoảng từ 8-10cm.

Nếu muốn tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi mà tường quá dài thì cần có thêm bổ trụ hoặc sười đứng làm bằng bê tông cốt thép cách khoản ≤ 3m, và khi tường quá cao thì cần phải có giằng bê tông cốt thép cách khoảng ≤ 2,7m.

tường chịu lực

Phân loại tường chịu lực

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ kết cấu của tường chịu lực sẽ được chia thành 3 loại: tường chịu lực dọc, tường chịu lực ngang và tường chịu lực ngang dọc cùng chịu lực.

Tường chịu lực ngang là gì?

Tường chịu lực ngang có nghĩa là kết cấu xây dựng có tường chịu lực được xây dựng bố trí theo phương ngang. Những loại tường này có sẽ có nhiệm vụ là ngăn phòng và tiếp nhận toàn bộ tải trọng của những bộ phận truyền động khác. Từ đó, nó sẽ chuyển toàn bộ tải trọng xuống hệ thống móng. Nếu tường ngang đóng vai trò là bộ phận chịu lực thì tường dọc sẽ đóng vai trò là bộ phận che chắn.

tường chịu lực ngang

Ưu điểm

  • Độ cứng của nó ngang ngửa một căn nhà lớn
  • Kết cấu nó khá đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, rất thuận tiện để thi công
  • Đối với những ngôi nhà có mái dốc, thì tường ngang sẽ thường được dùng để làm kết cấu chính để chịu lực
  • Vách tường ngăn giữa các phòng khá dày nên cách âm tốt
  • Do tường dọc chỉ bao phủ và chịu tải trọng của chính mình nên cửa sổ có thể được mở ra để hỗ trợ thông gió và chiếu sáng
  • Nó sẽ làm việc xây dựng ban công và logia dễ dàng hơn
  • Ngoài ra còn chống chọi được gió bão tốt

Nhược điểm

  • Nếu căn nhà sử dụng tường chịu lực theo phương ngang thì việc bố trí không gian giữa các phòng sẽ bị khá đơn điệu và không thể hiện được tính linh hoạt, các phòng của căn nhà thường sẽ bằng nhau.
  • Đối với tường chịu lực ngang thì thường sẽ được xây dựng dày và tốn nhiều vật liệu để làm tường và móng hơn, tăng trọng lượng của ngôi nhà.
  • Khả năng chịu lực của tường cũng chưa được tận dựng một cách triệt để.

Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dọc

Nếu tường chịu lực được bố trí theo phương dọc của căn nhà thì gọi là tường chịu lực dọc. Để có thể đảm bảo được độ cứng chiều ngang của căn nhà thì mỗi một khoảng cách nhất định thì phải có phần bổ trụ hoặc phải bố trí một tường ngang dày gọi là tường ổn định, thường thì phần này sẽ tận dụng luôn phần tường cầu thang để làm tường ổn định.

Tường chịu lực dọc

Ưu điểm

  • Nếu sử dụng tường chịu lực dọc thì chủ nhà có thể tiết kiệm được phần vật liệu cũng như diện tích xây dựng và móng.
  • Sử dụng tường chịu lực dọc thì có thể bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạt so với việc sử dụng tường chịu lực ngang.
  • Do diện tích tường ngang khá nhỏ do đó sẽ có thể tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.

Nhược điểm

Do tường ngăn giữa các phòng sẽ khá mỏng nên khả năng cách âm giữa các phòng sẽ khá kém.

Nếu chọn phương án xây tường chịu lực dọc thì sẽ không tận dựng được mảng tường ngang làm tường thu hồi mà thay vào đó phải dùng kèo, bán kèo hay dầm nghiêng thay thế.

Do phần tường dọc sẽ chịu lực nên sẽ gây hạn chế cho việc mở cửa sổ dẫn đến việc thông gió và chiếu sáng của căn nhà trở nên kém đi.

tường chịu lực là gì

Trên đây là tất cả thông tin về tường chịu lực mà N&N Home muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc bài viết này thì bạn sẽ thu được nhiều thông tin hữu ích và lựa chọn được loại tường chịu lực phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.

Công ty xây dựng N&N Home – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ

Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên

Website: https://trongoixaynha.com/

Form lấy thông tin dưới mỗi bài viết

Tác giả

Jason Huynh

trongoixaynha@gmail.com

Kiến trúc sư Jason Huynh, CEO của công ty xây dựng N&N Home, là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và xây nhà trọn gói. Các công trình thiết kế nhà phố của anh mang đậm dấu ấn kiến trúc đương đại, giúp định hình phong cách sống của gia chủ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
Số Điện Thoại

3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hồ Văn Đồng

Bài viết tường chịu lực là gì của công ty rất tốt. Cảm ơn ad.

Thùy Nga

Tường chịu lực là gì phân loại ưu và nhược điểm giờ tôi đã hiểu rồi

Thùy Ngânn

Mình đã hiểu tường chịu lực là gì phân loại ưu và nhược điểm của nó cảm ơn N&N Home

Logo

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
THÔNG TIN CƠ BẢN
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Vị trí xây dựng / chi tiết – Quận nội thành trung tâm (7 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
– Quận nội thành (9 quận): gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
– Quận ngoại thành (4 quận và 4 huyện): gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi.
Loại công trình
Mức đầu tư
Diện tích: 0 m2 Đơn giá: 0 vnđ/m2
Diện tích xây dựng: 0 m2
Thông tin chi tiết (Nhà Phố)
Số tầng: Móng: Mái:
Tầng hầm: Hẻm:

    NHẬN DỰ TOÁN CHI TIẾT

    Họ và tên

    Số điện thoại

    Email

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    DMCA.com Protection Status