DMCA.com Protection Status

Nhà lưới nông nghiệp – Thi công nhà lưới – Báo giá trọn gói

Trong những năm trở lại đây, nhà lưới nông nghiệp không còn quá xa lạ đối với người nông dân Việt Nam. Đặc biệt đối với mô hình trồng nông sản sạch thì việc áp dụng nhà lưới là điều hết sức cần thiết. Vậy nhà lưới là gì? công dụng của nó như thế nào? thiết kế thi công nhà lưới ra sao? Báo giá xây nhà lưới?

Trong bài viết hôm nay, Xây Dựng Nhanh Nhanh sẽ giúp bạn giải đáp “tất tần tật” những thông tin xoay quanh chủ đề về nhà lưới. Nếu bạn đang có dự định đầu tư công trình thì không nên bỏ qua những thông tin dưới đây đâu nhé!

Nhà lưới là gì?

Nhà lưới nông nghiệp là một dạng nhà có cấu tạo bằng khung sắt, thép hoặc bê tông được bao quanh bởi lớp lưới chắn, dùng trồng trọt ở bên trong. 

nhà lưới

Nhà lưới trồng hoa
Nhà lưới trồng rau

 

Cấu tạo bao gồm 4 phần chính, bao gồm nền móng, khung xương, lớp lưới bao phủ và hệ thống cấp nước làm mát. Bên cạnh đó, còn một số chi tiết phụ có thể kể đến như bạt chân, hệ thống chống bão, đèn chiếu sáng, máng xối,…

nhà lưới

Cấu tạo gồm 4 phần chính là nền móng, khung xương, lớp lưới bao phủ, hệ thống tưới và làm mát

Vì sao nên làm nhà lưới khi trồng rau?

Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều hộ nông dân thắc mắc khi nói về vấn đề xây dựng. Bởi việc trồng trọt theo phương pháp truyền thống vẫn rất hiệu quả và thi công nhà lưới sẽ tốn không ít chi phí đầu tư.

Nhưng trên thực tế, các chuyên gia cho rằng việc canh tác trong nhà lưới sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho người nông dân cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

  • Đầu tiên, chúng ta không thể nào phủ nhận việc trồng trọt giúp hoa màu, rau củ không bị côn trùng phá hoại. Đồng thời, hạn chế những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Từ đó, người nông dân không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vừa nâng cao chất lượng thực phẩm, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Chưa kể đến những nguồn thực phẩm sạch, không thuốc trừ sâu hay chất bảo vệ thực vật sẽ có giá thành cao hơn so với thị trường.
  • Trồng rau trong nhà lưới sẽ giúp bạn kiểm soát được nhiệt độ và lượng nước, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây. Rau củ được trồng sẽ phát triển tốt hơn so với phương pháp truyền thống, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.
  • Đặc biệt, bạn có thể trồng rau củ trái mùa vụ. Điều mà phương pháp trồng trọt truyền thống khó có thể làm được. Nhà lưới giúp bạn cung cấp rau củ quanh năm cho thị trường tiêu dùng.

thi công nhà lưới

Bảo vệ rau củ, hoa màu khỏi những côn trùng phá hoại

Xem thêm: Cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản hiện và hiệu quả

Những kiểu thiết kế nhà lưới phổ biến hiện nay

Nhà lưới kín

Là kiểu thiết kế có lưới bao phủ hoàn toàn phần mái, xung quanh và được thiết kế cửa ra vào. Phần khung sẽ được làm bằng cột bê tông hoặc khung sắt. Phần mái kín sẽ là kiểu mái ngang hoặc mái nghiêng về hai bên, có độ cao từ 2,5-4m. 

nhà lưới

Bao phủ toàn bộ phần mái và xung quanh

Nhà lưới kín giúp ngăn ngừa các loại côn trùng gây hại, hạn chế các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, kiểu nhà này sẽ giúp bạn tăng năng suất cũng như chất lượng hoa màu, có thể trồng rau trái mùa vụ.

Một trong những công dụng hiệu quả của nhà lưới kín là bảo vệ hoa màu khỏi sự phá hoại của côn trùng 

Tuy nhiên, khả năng lưu thông không khí kín khá yếu. Chính vì thế bạn cần thiết kế thiết bị thông gió để giảm nhiệt độ trong nhà lưới vào những ngày nắng nóng.

nhà lưới

Thiết bị thông gió là điều rất cần thiết vào những ngày nắng nóng

Nhà lưới hở

Có thiết kế phần mái nhằm giảm thiểu các tác nhân thời tiết như nắng, mưa,… Kiểu nhà này sẽ không có phần lưới bao phủ xung quanh hoặc chỉ một phần nhỏ nên không thể ngăn chặn sự tấn công của côn trùng.

Kiểu thiết kế phủ lưới lên phần mái hoặc một mặt nào đó 

Tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo được việc bạn có thể canh tác quanh năm với năng suất sản lượng cao. Đồng thời, chi phí dành cho mẫu nhà lưới hở cũng không quá cao, giúp bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu. 

báo giá thi công nhà lưới

Chi phí thi công rất thấp

thi công nhà lưới trọn gói

Với độ thông thoáng thích hợp, thích hợp trồng rau ăn lá.

Quá trình thi công nhà lưới

Để mang đến một mô hình nhà lưới chắc chắn, đạt chuẩn, đem đến hiệu quả kinh tế cao thì từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu đến quá trình thi công đều phải thực hiện một cách thật tỉ mỉ, chính xác. Việc xây dựng sẽ trải qua 3 giai đoạn chính: thiết kế mô hình, lựa chọn loại lưới phù hợp và dựng khung, làm lưới trồng rau.

3 giai đoạn là thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu và thi công

Thiết kế mô hình nhà lưới

Trước khi bắt đầu thực hiện xây dựng, bạn cần có cho mình một bản thiết kế thi công. Bản thiết kế này không chỉ giúp bạn dự trù được kinh phí, lựa chọn được kiểu thiết kế phù hợp,…

Một bản thiết kế rất quan trọng khi bắt đầu thực hiện thi công

Thiết kế phần mái: Hiện nay có hai kiểu thiết kế chính là mái bằng hoặc mái nghiêng hai bên, ngoài ra còn có kiểu thiết kế mái vòm. Mỗi kiểu mái sẽ có những lợi thế khác nhau. Nếu như mái bằng dễ thi công, thì mái nghiêng hai bên sẽ có độ thông thoáng hơn. Tùy vào nhu cầu và loại cây trồng canh tác bạn có thể lựa chọn kiểu mái thích hợp.

nhà lưới

Có hai loại mái chính là mái bằng và mái nghiêng hai bên

Chiều cao của nhà lưới: Chiều cao sẽ phụ thuộc vào vị trí canh tác, địa hình. Nếu gần biển thì độ cao chỉ từ 2,5-3m, vì ở đây thường có gió mạnh. Ngược lại, nếu nằm sâu trong đất liền thì nên thiết kế có chiều cao từ 3-4m để tạo sự thông thoáng.

Chiều cao sẽ phụ thuộc vào địa hình và vị trí canh tác

Khung nhà lưới: Xây với quy mô lớn thì đầu tư một hệ thống khung và nền móng chắc chắn là điều hết sức cần thiết. Khung nhà nên được đổ bê tông kết hợp với vì kèo thép sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Tham khảo: Cách làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng đơn giản, hiệu quả

Lựa chọn loại lưới phù hợp 

Hiện nay có khá nhiều loại lưới trên thị trường. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và vị trí lợp lưới mà bạn có thể lựa chọn loại lưới phù hợp cho bản thân mình. 

  • Lưới có kích thước từ 16-18 mesh sẽ phù hợp cho phần mái. Bởi loại này có khả năng chịu nhiệt tốt, ngăn được côn trùng gây hại.
  • Lưới mùng với thước 24 mesh sẽ thích hợp cho phần bên hông.
  • Những chi tiết khác của nhà lưới có thể dùng lưới đen để tiết kiệm chi phí và tăng tuổi thọ.

Lưới mùng với thước 24 mesh thích hợp để bao phủ xung quanh

Dựng khung và làm lưới trồng rau

Sau khi đã có bản thiết kế và chuẩn bị nguyên vật liệu, giờ là lúc chúng ta bắt đầu thực hiện xây dựng. Có một số nguyên tắc cần nhớ khi dựng khung nhà lưới là: 

  • Mỗi trụ nên cách nhau từ 3-5m, số trụ càng lớn thì càng chắc chắn. 
  • Nên bọc các đầu trụ bằng vải hoặc bao nilon để tránh làm rách lưới.
  • Cần phải thiết kế hệ thống máng xối để thoát nước một cách hiệu quả.

nhà lưới

Dựng khung và làm lưới trồng rau

Những điều bạn cần lưu ý khi thi công nhà lưới

Có một số lưu ý khi xây dựng mà bạn cần phải quan tâm:

  • Nhà lưới hay nhà màng đều tích tụ nhiệt rất cao, nên bạn cần phải thiết kế hệ thống làm mát hoặc cửa thông gió.
  • Kiểm tra thật kỹ nền móng xây dựng để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ khung nhà.
  • Khi xây cần có thiết kế phù hợp với từng địa hình. Đối với những hướng đón gió cần có kiểu thiết kế mái sao cho phù hợp.
  • Thiết kế hệ thống thoát nước trên mái để tránh đọng nước.
  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kỹ sư thiết kế có trình độ chuyên môn cao,…

Những điều cần lưu ý khi thi công

Như bạn đã thấy, nhà lưới đã không còn quá xa lạ trong nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng trồng nhiều nông sản như Đà Lạt. Hiện nay, ở các khu vực như Bình Thuận, Ninh Thuận cũng đang thực hiện mô hình nhà lưới trồng nho, dưa lưới,… Bởi nhà lưới đã mang đến rất nhiều lợi ích đến cho bà con nông dân. Qua bài viết, Xây Dựng Nhanh Nhanh cũng mong muốn mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về việc thi công. 

Bạn đọc cũng quan tâm: Nhà màng nông nghiệp và những điều cần biết 

Form lấy thông tin dưới mỗi bài viết

Tác giả

Jason Huynh

trongoixaynha@gmail.com

Kiến trúc sư Jason Huynh, CEO của công ty xây dựng N&N Home, là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và xây nhà trọn gói. Các công trình thiết kế nhà phố của anh mang đậm dấu ấn kiến trúc đương đại, giúp định hình phong cách sống của gia chủ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
Số Điện Thoại

3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Trung Hậu

Mình có mảnh đất ở An Giang muốn xây dựng nhà lưới trồng rau thì ngân sách cần thiết là bao nhiêu và chọn hiểu nhà lưới nào thì hợp ?.

KTS Trần Ngân - Xây Dựng Nhanh Nhanh

Trồng rau anh có thể tham khảo dạng nhà lưới hở, dạng này phù hợp và tiết kiệm chi phí. Anh liên hệ 0945170909 để được tư vấn và gửi bảng giá chi tiết tùy vào kích thước nhé.

Phương Anh

Xây dựng nhà lưới thường chi phí tầm khoảng bao nhiêu ?

Logo

THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và Tên (*)
Số điện thoại (*)
Email (*)
THÔNG TIN CƠ BẢN
Chiều rộng (m)
Chiều dài (m)
Vị trí xây dựng / chi tiết – Quận nội thành trung tâm (7 quận): gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Bình Thạnh
– Quận nội thành (9 quận): gồm các quận 2, 6, 7, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp
– Quận ngoại thành (4 quận và 4 huyện): gồm các quận 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi.
Loại công trình
Mức đầu tư
Diện tích: 0 m2 Đơn giá: 0 vnđ/m2
Diện tích xây dựng: 0 m2
Thông tin chi tiết (Nhà Phố)
Số tầng: Móng: Mái:
Tầng hầm: Hẻm:

    NHẬN DỰ TOÁN CHI TIẾT

    Họ và tên

    Số điện thoại

    Email

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Theo quy chế quản lý kiến trúc TP HCM số 56/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
    TÍNH MẬT ĐỘ VÀ CHIỀU CAO TỐI ĐA CỦA CÔNG TRÌNH
    Form tính cao độ và mật độ xây dựng cho điện thoại

    Thông Tin Cá Nhân

    Tính Mật Độ Xây Dựng


    Tính Chiều Cao & Số Tầng Tối Đa

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 27m

    Số tầng tối đa là 6 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 23,6m

    Số tầng tối đa là 5 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 19m

    Số tầng tối đa là 4 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 13,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    Chiều cao tối đa tại đỉnh mái là 11,6m

    Số tầng tối đa là 3 tầng

    DMCA.com Protection Status