Xây nhà yến đang dần trở nên phổ biến và tạo thành xu thế kinh doanh mới tại rất nhiều nông thôn trên cả nước. Khi áp dụng mô hình này thì việc xây dựng nhà yến là một trong những yếu tố rất quan trọng và cần được quan tâm sát sao. Để có thể nuôi yến thành công thì phải đảm bảo được những điều kiện phù hợp với loài chim này như ánh sáng, nhiệt độ và diện tích.
Nhưng, không phải ai cũng có thể hiểu về cách xây dựng nhà yến. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Xây Dựng Nhanh Nhanh tìm hiểu về những điều cần biết khi xây nhà nuôi yến nhé!
Xem thêm: Xây cây xăng – Chi phí xây dựng và điều kiện cần thiết
Báo giá xây nhà yến trọn gói
Bảng giá áp dụng từ 1/2024
Lựa chọn vị trí xây nhà yến thích hợp
Việc xây nhà yến bản chất là tạo vị trí cho chim yến làm tổ, trú chân chứ không tham gia được vào quy trình cho ăn hay nhân giống. Chim yến là loài động vật hoang dã, chúng thường đi kiếm ăn trong phạm vi khoảng 100km. Do đó, nhà nuôi yến phải được đặt ở vị trí có nguồn thức ăn tự nhiên, xa khu công nghiệp để tránh chịu ảnh hưởng khói bụi, hóa chất.
Đế áp dụng mô hình kinh doanh này thành công thì người nuôi phải bỏ ra thời gian và công sức tìm hiểu về thói quen sinh hoat cũng như tập tính của yến để từ đó có thể lựa chọn được vị trí đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của chúng.
Địa điểm thích hợp nhất để xây dựng là nơi cách khu vực sinh sống của chim yến từ 5km đến 8km.
Vị trí xây dựng nên tránh xa khói bụi hóa chất
Điều kiện cần thiết để xây nhà yến thành công
Thu hút nhiều yến
Bên trong nhà yến
Bên ngoài nhà yến
Để đảm bảo điều kiện nhà nuôi yến gần giống với môi trường tự nhiên, phù hợp với điều kiện sinh sống của chim yến phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật cao như: Tường nhà yến phải xây 2 lớp gạch, ở giữa lót một lớp xốp chuyên dụng có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chủ động điều chỉnh ánh sáng, đảm bảo nhiệt độ ổn định và độ ẩm trong 24/24 giờ hàng ngày với nhiệt độ từ 26-310C, độ ẩm trên 75%… Bên cạnh đó, còn phải lắp đặt thiết bị tạo âm thanh để thu hút, dẫn dụ chim yến ngoài tự nhiên đến làm tổ, đẻ trứng.
Nếu nuôi chim yến khu vực miền Bắc phải tốn thêm nhiều chi phí so với miền nam do có mùa đông lạnh nên phải gia cố thêm hệ thống điều hòa không khí, sưởi, phun sương, giữ độ ấm. Tuy nhiên trường hợp rét đậm, rét hại kéo dài quá lâu thì sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng đàn yến. Ngoài ra, trong quá trình nuôi chim cũng cần đặc biệt quan tâm việc phòng thiên địch (rắn, chuột, chim cú) bảo vệ đàn yến.
Đê xây dựng nhà nuôi yến thì vị trí tốt nhất là nơi có độ cao không quá 1000m so với mực nước biển. Do khi xây nhà cao hơn 1000m thì sau khi sinh con non chim yến sẽ bay đi tìm nơi khác thấp hơn. Vì vậy nói việc nuôi yến trong nhà hiệu quả nhất là đống bằng. Nơi lý tưởng nhất cụ thể như là: các khu vực gần bụi rậm, biển ,sông, ruộng,…
Các yếu tố kỹ thuật khi xây nhà yến
Kích thước ngôi nhà yến
Chim yến cần môi trường rộng rãi để sống, vì vậy diện tích của nhà yến thường rộng từ 150 đến 200 mét vuông. Để tăng sức chứa cho việc nuôi yến, nhà yến thường được xây dựng từ 3 đến 5 tầng để tăng diện tích khu vực sống, làm tổ cho chim yến.
Trung bình, mỗi năm, một nhà yến có diện tích 200m2 sẽ có 54 tổ/mét vuông, tuy nhiên, những nhà yến có diện tích nhỏ hơn 80m2 sẽ có sản lượng yến thấp hơn.
Cho dù khu vực xây dựng nhà yến có mảnh đất hẹp có kích thước 4x16m hoặc 4x20m, chủ đầu tư vẫn có thể xây dựng nhà nuôi yến bằng cách chia thành 4-5 phòng có kích thước 4x4m. Tại Việt Nam, để nuôi yến hiệu quả, người dân thường tiến hành xây dựng nhà có diện tích 5-6mx20m với 3 tầng nhằm tối ưu khu vực sống của loài chim yến.
Kích thước xây tường nhà yến
Để đảm bảo môi trường sống cho chim yến, tường của nhà yến nên được xây dựng từ cát, xi măng, vôi với độ dày khoảng từ 20-25cm. Để hạ nhiệt tại vùng nóng, bạn nên xây tường 2 lớp gạch cách nhau 5cm. Tường của nhà yến còn nên được trát để tránh việc xâm nhập của các con vật và cho bề mặt trơn láng.
Mái của nhà nuôi yến
Mái và nóc của nhà nuôi yến có thể sử dụng tôn lạnh với góc nghiêng tối thiểu 30 độ và tối đa 45 độ cho vùng nóng. Để giảm nhiệt tại những khu vực quá nóng, có thể lợp mái 0,5-0,8m xa trần nhà để giảm hơi nóng.
Xây cửa ra vào cho chim yến
Để cho chim yến dễ dàng bay ra và vào, cửa ra vào nên được xây dựng như một cửa hàng và sơn màu đen. Tốt nhất là đặt cửa ở phía trên của nhà, với kích thước từ 30x20cm đến 45x30cm. Để giảm ánh sáng vào nhà, bạn có thể lắp một vách ngăn giả khoảng 50cm từ cửa ra. Nếu nhà của bạn có diện tích nhỏ (4x16m), hãy lắp hai cửa gần góc tường. Trong trường hợp nhà có diện tích lớn hơn (8×16-20m hoặc 10x20m), hãy lắp hai cửa, một tại trên và một ở giữa tường.
Xây dựng phòng cho chim yến
Nhà yến thường chia ra 3 đến 5 tầng, tùy vào chiều cao của nhà. Nếu chiều cao nhà là 7,5m, nó sẽ được chia thành 3 tầng mỗi tầng có chiều cao khoảng 2m. Để phù hợp với xu hướng hiện tại, nhà yến thường được xây dựng chỉ có 2 tầng và một phòng trên cùng cho yến bay lượn. Ngoài ra, để tạo ra sự liên kết giữa các phòng, cần mở ra cửa thông giữa các phòng. Ví dụ, nếu phòng có diện tích 4x4m, thì cần 2 cửa thông, trong khi phòng 4x8m chỉ cần 1 cửa thông ở giữa.
Xây dựng lỗ thông tầng
Lắp xà gỗ
Màu sơn và đảm bảo nhiệt độ cho nhà nuôi yến
Độ ẩm và nhiệt độ nhà nuôi yến
Nhiệt độ bên trong nhà yến
– Xây dựng nhà yến ở những vùng khí hậu lạnh (Những khu vực có nhiệt độ dưới 26 độ C) thì xây dựng kết cấu ngôi nhà sao cho nhiệt độ phía bên trong nhà yến giao động từ 27 độ C đến 29 độ C.
– Đối với vùng có khí hậu nóng (Là những vùng có khi hậu trên 27 độ C) cũng đảm bảo xây dựng sao cho nhiệt độ bên trong nhà yến ổn định đảm bảo giao động trong khoảng 27 độ C đến 29 độ C.
– Vùng khí hậu trung gian và vùng có nhiệt độ có nhiều biến động trong ngày thì phải đảm bảo được tính ổn định của nhiệt độ bên trong nhà yến (Kết hợp kĩ thuật xây dựng nhà yến ở khu vực khí hậu lạnh và khí hậu nóng) nhằm mục đích đảm bảo tính ổn định của số lượng đàn yến trong nhà yến.
Mỗi vùng có khí hậu khác nhau thì cách thức và kĩ thuật xây dựng nhà nuôi chim yến cũng khác nhau, không thể áp dụng kĩ thuật xây dựng nhà yến ở khu vực có khí hậu nóng cho khu vực khi hậu lạnh và ngược lại.
Đối với nhà yến trong khu vực nhiệt độ trên 27 độ C
– Đối với khu vực nhiệt độ trên 27 độ C. Kích thước yêu cầu lớn hơn 4mx4m, chiều cao tối thiểu là 3m là chiều cao tối đa là 4m. Độ dày tường là khoảng 20-25cm, bề mặt tường xây cần tô xi măng nhám.
Mái của nhà yến cần lợp ngói hoặc đổ bê tông, độ nghiêng mái là khoảng 30 – 40 độ.
Đối với thang khung gỗ thì cần dày 3cm, rộng 15cm.
– Cần cài đặt hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của nhà nuôi chim yến.
Đối với nhà yến trong khu vực nhiệt độ dưới 26 độ C
Đối với khu vực nhiệt độ dưới 26 độ thì kích thường phòng tối đa là 4x4m, chiều cao tối đa của nhà nuôi yến là 3m và tối thiểu là 2.5m.
Mái bằng tole, amiang hoặc kẽm có cấu trúc độ dốc.
Thanh khung gỗ dày 3cm và rộng khoảng 2cm.
Vì nhiệt độ thấp nên không cần hồ nước và hệ thống thông gió.( Vẫn phải đảm bảo nhiệt độ bên trong nhà nuôi yến)
Hàng rào và khuôn viên nhà nuôi yến
Các thiết bị cần có trong nhà yến
Amly nhà yến
Loa ru – Loa thanh làm tổ
Loa miệng hang – Thông tầng – Loa dẫn nhà yến
Máy phun sương dạng siêu âm
Các bước tiến hành đầu tư xây dựng nhà yến
Hình ảnh tổng quan nhà yến
Nhà yến đang thi công
Ở nước ta chim yến ở sinh sống và xuất hiện ở hầu hết khắp khu vực miền trung đi vào các tỉnh miền đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… do đó ở những khu vực này có thể áp dụn mô hình kinh doanh nuôi yến đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước khi bắt tay vào xây dựng thì cần chú ý các bước như sau cũng như phải ước tính chi phí mất bao nhiêu tiền để chuẩn bị ngân sách cho phù hợp với việc kinh doanh này
Thứ nhất: Khảo sát địa điểm, vị trí chuẩn bị xây xem nơi đây có đáp ứng đủ các điều kiện để nuôi yến hay không. Đây là một bước rất quan trọng, là tiền đề cho những tiếp theo, nếu vị trí xây dựng mà không có hay có quá ít chim yến thì việc thu hút nhiều chim yến về nhà rất khó và dễ khiến kinh doanh thất bại.
Thứ hai: Khảo sát thực tế các mẫu nhà nuôi yến trước đó của công ty mình lựa chọn xây dựng thi công để xem xét đánh giá hiệu quả của những mô hình nhà yến đã được xây dựng trước đó, có hiệu quả hay không và lắng nghe trực tiếp ý kiến khách quan của các chủ đầu tư trước đó. Từ đó rút ra được cái nhìn tổng quan, đánh giá được năng lực của công ty đó.
Thứ ba: Hoàn thiện bản vẽ thiết kế nhà nuôi chim yến, các văn bản giấy tờ cần thiết, hồ sơ kỹ thuật liên quan, cần thiết
Thứ tư: Thi công và giám sát thi công.
Thứ năm : Lắp đặt thiết bị và chạy thử mô hình nhà nuôi yến.
Thứ sáu: Đưa nhà yến vào sử dụng, bảo hành, bảo trì định kỳ.
Lưu ý:
Hiện nay có rất nhiều nhà yến sau vài năm hoạt động không đạt hiệu quả, do lỗi trong kỹ thuật xây dựng dẫn đến thất bại trầm trọng chủ yếu do chủ đầu tư tự đi mua vật tư thiết, kỹ thuật xây dựng và lắp đặt sao chép từ những nhà yến tương tự, kỹ thuật về cả âm thanh, mùi bầy đàn,…không được nghiên cứu kỹ càng. Việc sửa chữa nhiều lần như thế rất tốn kém và mất nhiều công sức so với việc thuê tư vấn, kỹ sư chuyên nghiệp thiết kế ngay từ đầu.
Tổng quan nhà yến từ bên ngoài
Xem thêm: Top 15 mẫu thiết kế nhà ăn cho công nhân đẹp, tiết kiệm chi phí
Mô hình xây nhà yến phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay đế xây nhà yến một cách hiệu quả nhất thì có 3 loại mô hình. Cụ thể như:
Mô hình nhà yến bằng gạch
Mô hình nhà yến bằng gạch: đây là loại được sử dụng phổ biến và nhiều nhất hiện nay.Do loại nhà này có độ bền & tuổi thọ cao, phù hợp với thời tiết nước ta. Ngoài ra, việc xây nhà nuôi yến bằng gạch cũng tiết kiệm chi phí hơn so với những mô hình khác vì vậy rất thích hợp với người vốn ít nhưng muốn kinh doanh nuôi yến.
Nhà yến bằng gạch
Mô hình nhà yến 3D
Mô hình nhà yến 3D: Loại nhà yến này hiện đang được sử dụng nhiều ở các địa điểm du lịch, được đầu tư vô cùng độc đáo và hấp dẫn để thu hút tham quan đồng thời kinh doanh thu lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí khi áp dụng mô hình này thì khá cao và tuổi thọ thấp.
Nhà yến 3D
Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh
Mô hình lắp ghép tấm lợp thông minh: Đây là mô hình được xây dựng và áp dụng chủ yếu tại TP HCM và một số các tỉnh Tây Nam Bộ. Ưu điểm của loại nhà yến này là thời gian xây dựng rất nhanh chóng, vật liệu nhẹ, nhưng nhược điểm là độ bền khá thấp & khó điều chỉnh nhiệt độ trong nhà yến.
Nhà yến lắp ghép tấm lợp thông minh
Mô hình nhà yến
Chi phí khi xây dựng nhà yến
Hiện tại các gói xây nhà yến tùy theo nhu cầu có giá như sau:
- Gói 1: Thi công và xây dựng nhà nuôi yến trọn gói từ 3.000.000 đồng/m2 đến 4.000.000 đồng/m2.
- Gói 2: Thi công lắp đặt thiết bị nhà nuôi chim yến + Gỗ từ 1.000.000 đồng/m2 (Gỗ Bạch Tùng) đến 1.200.000 đồng/m2 (Gỗ Meranti) trọn gói.
- Gói 3: Thi công và lắp đặt thiết bị nhà yến (với thiết bị gia chủ tự mua) từ: 25.000.000 đồng/sàn đối với diện tích khoảng 100m2 (dưới 100m2 vẫn tính là 100m2).
Chi phí xây nhà yến 2 tầng:
Công thức = Đơn giá (m2/sàn) x Diện tích sàn =>> Chi phí xây nhà nuôi yến 2 tầng diện tích 100m2/sàn (5x20m) sẽ có mức chi phí là:
Chi phí dành cho xây trọn gói nhà yến 2 tầng với móng đơn giá: 4.500.000 x (100 + 100 + 50 + 20) = 1.215.000.000 VNĐ
Chi phí xây trọn gói nhà nuôi yến 2 tầng với móng cọc giá: 4.500.000 x (50 + 100 + 100 + 50) = 1.350.000.000 VNĐ
Lưu ý rằng:
Tất cả các chi phí xây nhà yến như trên được ước tính chỉ mang tính chất tham khảo, một phần là do bảng giá đã tính không áp dụng chung cho tất cả khu vực.
Chi phí xây nhà yến cấp 4
- Chi phí xây phần thô nhà nuôi yến cấp 4
Chi phí phần thô sẽ được tính dựa trên diện tích nhà. Mức giá chung của các nhà thầu hiện nay dao động từ 3.500.000đ/m2 ( đã gồm công của thợ). Và theo điều kiện tối thiểu để xây nhà yến thì diện tích ít nhất là 100m2, vậy chi phí trọn gói sẽ nằm trong khoảng:
3.500.000×100= 350.000.000 triệu đồng
Tuy nhiên, chi phí này có thể linh động tùy thuộc hoàn toàn và chủ đầu tư có thể tính toán mức giá và tự điều hành việc xây dựng để giảm bớt các chi phí như về công thợ, vật liệu xây dựng,…hay không.
- Chi phí phần kỹ thuật và thiết bị xây nhà nuôi yến cấp 4
Phần xây dựng kỹ thuật là phần rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi yến.Chi phí tính kỹ thuật nhà yến thường sẽ được tính theo diện tích m2.
Hiện nay đối với nhà yến cấp 4, cụ thể nhà làm bằng gỗ bạch tùng sẽ có chi phí dao động khoảng từ 900.000đ – 1.000.000 đ/m2. Đối với gỗ Meranti thì có mức giá cao hơn 1.200.000đ/m2. Có thể thấy số tiền bỏ ra để xây nhà nuôi yến cấp 4 tuy ít hơn so với nhà tầng nhưng chi phí để đầu tư vào phần kỹ thuật cũng khá nhiều.
Trên đây là tất cả những điều cần biết nếu có ý định áp dụng mô hình kinh doanh nuôi yến trong nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được lời giải cho thắc mắc của mình. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc về cách xây dựng nhà yến hay cần tìm công ty thiết kế xây dựng uy tín hãy liên hệ ngay với Xây Dựng Nhanh Nhanh để được tư vấn xây nhà yến ngay.
Công Ty TNHH Xây Dựng Nhanh Nhanh – Chuyên xây nhà yến trọn gói, giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/